Dịch vụ tư vấn tài chính

Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cho DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán hiện nay đang trong tình trạng giẫm chân tại chỗ. Vì sao?

Giấy phép con lại ra đời?

Ông Nguyễn Thắng Vu- Giám đốc DN Luật Thái Dương cho biết, trong mấy tháng qua chúng tôinhận được khá nhiều hợp đồng của các DN muốnđăng ký kinh doanh (ĐKKD)dịch vụtư vấn tài chính kế toán, nhưng thực tế là chúng tôi không thể đăng ký được. Lý do chính mà ông Thắng Vu đưa ra chính là vấpphải Nghị định 129/CP ban hành ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Nghị định này quy định các DN dịch vụ kế toán được thành lập và chỉ được hoạt động theo 3 hình thức sau: Cty hợp danh, Cty TNHH và DN tư nhân. Thậm chí nghị địnhcòn quy định, để thành lập được DN dịch vụtư vấn tài chính kế toán thì Ctyít nhất2 ngườivà phải có chứng chỉ hành nghề kế toán, trong đóngười quản lý DN dịch vụ kế toánphải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Chính những quy định ngặt nghèo này đã khiến cho chúng tôi muốn trợ giúp DN nhưng không còn cách nàothực hiện được.

Đem vấn đề nay trao đổi với ông Nguyễn Đình Cung - Thư ký Tổ công tác thi hành Luật DN, ông Cung cho biết trong thời gian qua rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế tóan đã được thành lập và hoạt động theoquy định của Luật DN nhất là các Cty cổ phần.Cho đến nay theo quy định của Nghị định 129/CP thì các Cty cổ phần muốn tồn tại thìbắt buộc phải chuyển đổi hình thức sở hữu. Ông Cung nhấn mạnh chính sự thay đổi đột ngột này khiến cho DN đang hoạt động khôngbiết xoay xở ra sao, trong khi chúng ta đang tiến tới xây dựng một luật chung thống nhất giữa Luật DN và Luật ĐTNN thì giấy phép con này vô hình chung đã làm cản trởsự thông thoáng của Luật DN...

Nhầm lẫn giữa hai dịch vụ

Trao đối với chúng tôi ông Thắng Vu cho biết, việc cơ quan soạn thảo có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành nghị định này vô hình trung đã nhầm lẫn giữa hai loại dịch vụ. Đó là dịch vụ kế toán với dịch vu tư vấnquản lý tài chính. Về bản chất hai dịch vụ này hoàn toàn khác nhau. Nội dung quy định của dịch vụ kế toán theo quy định tại Nghị định 129/CP bao gồm những công việc cụ thể như ghi sổ kế toán lập các báo cáo kế toán và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành... Còn tư vấn về quản lý tài chính rộng hơn cả về thuế, tài chínhrồi công nợ sổ sách... nhưng không bao gồm việc làm thay cho DN trong lĩnh vực kế toán....

Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Cty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán chỉ ra răng, rõ ràng theonhững quy định của Nghị định 129/CP thì dịch vụ kế toán đang thực hiện theo Nghị định trên, còn dịch vụ tư vấn tài chính thì thực hiện theo Nghị định 87/CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ. Ông Hùng cho rằng cần phân biệt rõ hai dịch vụ này để tránh nhầm lẫn ngay Thông tư liên tịch số 07/BKH&ĐT-Tổng cục Thống kê cũng phân biệt rất rõ dịch vụ kế toán có mã số 741210, dịch vụ kiểm toán có mã số 741220, dịch vụ tư vấn thuế có mã số 741230, dịch vụ tư vấn quản lý tài chính có mã só thuế 741470... Đã đến lúc các nhà làm luật cũng như nhà quản lý cần xem xét hợp lý hợp tình không thể đánh đồng coi dịch vụ tư vấn tài chính kế toán là dịch vụ kế toán đểhành DN.

 

Quy chế quản lý tài chính cty nhà nước: Sẽ giao vốn trong vòng 60 ngày

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế quản lý tài chính của Cty nhà nước và quản lý vốn của nhà nước đầu tư vào DN khác. Theo đó, đối tượng và phạm vi áp dụngcủa quy chế bao gồm các Cty nhà nước độc lập, Cty nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các DN khác thành lập và hoạt động theocác Luật DN, Luật ĐTNN và Luật Hợp tác xã.

Một điểm mới ở quy chế này, đó chính là việc giao vốn cho các Cty nhà nước phải được thực hiện trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cty nhà nước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với Cty nhà nướcphải đầu tư vào xây dựng thì việc giao vốn thực hiện trong vòng 60 ngày, kể từ khi Cty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh. Bộ Tài chính sẽ giao vốn đối với những Cty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Bộ quản lý ngành đối với Cty nhà nước do bộ ngành quyết định thành lập, UBND tỉnh các TP trực thuộc TƯ sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định. Bên nhận vốn bắt buộc là phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với Cty nhà nước có Hội đồng quản trị, Giám đốc đối với Cty nhà nước không có Hội đồng quản trị.

Ông Nguyễn Đức Tặng - Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho biết, những Cty nhà nước thành lập trước quy chế này và Nghị định 199/CP có hiệu lực thi hành, nếu đã được giao vốn thìBộ Tài chính sẽ không tổ chức giao vốn lại. Còn đối với những Cty nhà nước nhận DN khác sáp nhập vào các TCty nhà nước nhận thêm DN thành viên thìcũng không tổ chức giao nhận vốn lại mà chỉ điều chỉnh vốn nhà nước tại Cty đó cho tương ứng với số vốn của các DN này trong báo cáo tài chính của các Cty nhà nước và TCty.

Hỏi đáp chính sách

Hỗ trợ khách hàng

  • Mr Trần Hùng

    Mr Trần Hùng

  • Mr Trần Hùng

    Mr Trần Hùng

0909.00.00.26

08-62675188

Hỗ trợ khách hàng

Tỷ giá SGD NHNN

Ngày 08/06/2010
Ngoại tệ Mua Bán
USD 18.980 19.100
EUR 21.504 22.834
JPY 195,84 207,95
GBP 26.088 27.701
CHF 15.483 16.440
* Đơn vị quy đổi VND

Tỷ giá tính thuế XNK

Ngày 08/06/2010
Ngoại tệ Mua Bán
USD 18.980 19.100
EUR 21.504 22.834
JPY 195,84 207,95
GBP 26.088 27.701
CHF 15.483 16.440
* Đơn vị quy đổi VND

Liên kết website